Mỗi mùa Trung thu về, bên cạnh những chiếc bánh nướng dẻo thơm ngon, các em còn bị thu hút bởi biết bao các trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, phải kể đến mặt nạ giấy bồi - thức đồ chơi được làm kỳ công và tỉ mỉ nhất!
Các bạn hãy cùng tro choi tap the tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc mặt nạ giấy bồi đặc biệt này nhé!
Các bạn hãy cùng tro choi tap the tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc mặt nạ giấy bồi đặc biệt này nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của mặt nạ giấy bồi |
Nguồn gốc những chiếc mặt nạ giấy bồi:
Tương truyền, từ thời kỳ văn hoá Đông Sơn cách đây khoảng 2000-3000 năm, người Việt cổ đã biết làm những chiếc mặt nạ từ nhiều loại chất liệu khác nhau như vỏ cây, da thú… Về sau, khi con người đã khám phá ra giấy thì chất liệu làm chiếc mặt nạ đã được thay thế bằng giấy bồi.
Các bạn trẻ thử sức tập làm mặt nạ giấy bồi |
Để làm được một chiếc mặt nạ này, người thợ cần dán 5-6 lớp giấy đã phết hồ vào mặt trong của khuôn đất. Sau đó, gỡ ra là được phôi mặt nạ và phải đem phơi nắng trong một ngày. Tiếp theo, người thợ mang phôi đi vẽ sơn, mỗi màu sơn xong lại phải đem phơi khô mới vẽ tiếp, như thế 5-6 lần thì màu mới lên đẹp, rõ ràng.
Ý nghĩa những chiếc mặt nạ giấy bồi:
Các em nhỏ cảm thấy hứng thú với những chiếc mặt nạ giấy bồi |
Người làm thường gắn liền mặt nạ giấy bồi với các nhân vật dân gian như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thủy Tinh, ông Địa, Thị Nở - Chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,.. để các em thấy gần gũi, thân thuộc. Có thể nói, tất cả các mặt nạ này đều làm thủ công nên chúng chứa đựng ý nghĩa về sự khác biệt, sự độc đáo duy nhất trên đời. Không chỉ vậy, đây còn là cách những người nghệ nhân truyền tình yêu con trẻ, yêu nét văn hóa truyền thống tới các thế hệ đi sau.
Bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment