Với một xã hội tấp nập và xô bồ như hiện nay, thời gian để mọi người gắn kết với nhau qua những trò chơi ngày càng ít. Chúng tôi thấy hiểu điều đó và cung cấp tất cả những trò chơi tập thể để mọi người có thể sử dụng trong những dịp hội ngộ, gặp mặt, giao lưu...

Trò chơi dân gian - Trò chơi Cờ Lúa Ngô

Có thể khẳng định rằng, việc vui chơi chính là hoạt động chủ yếu của trẻ em lứa tuổi mầm non trong quá trình lên lớp. Các trò chơi góp phần rèn luyện thể chất, khả năng tư duy, khả năng đoàn kết, phối hợp nhóm và còn góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ khi đang ở độ tuổi học mẫu giáo. Trong số rất nhiều trò chơi thì những trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong số các trò chơi được sử dụng trong hệ mầm non. Và một trong số những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không thể không nhắc đến chính là trò chơi Cờ Lúa Ngô, một trò chơi bổ ích và rèn luyện khả năng tư duy rất tốt cho trẻ.
trò chơi cờ lúa ngô
Cờ lúa ngô

Mục đích của trò chơi cờ lúa ngô:

Đây là trò chơi trí tuệ, góp phần giáo dục khả năng tư duy, cách tính toán các “bước đi” dành cho trẻ mầm non

Chuẩn bị dụng cụ chơi trò chơi cờ lúa ngô:

Khi chơi, các cô giáo hoặc người hướng dẫn sẽ chuẩn bị sẵn một bàn cờ hoặc dùng phấn, mực để vẽ bàn cờ trên một mặt phẳng. Bàn cờ chơi cờ lúa ngô bao gồm hai hình chữ nhật đặt chồng lên nhau, một hình đặt nằm dọc và một hình nằm ngang. Ngoài bàn cời, trò chơi cờ lúa ngô cần 8 quân cờ gồm 4 quân trắng và 4 quân đen (có thể thay thế các quân cờ bằng những hạt đậu với 2 màu phân biệt rõ ràng)

Cách chơi trò chơi cờ lúa ngô:

Trò chơi Cờ Lúa Ngô có 2 cách chơi rất đơn giản. Hãy cùng Trò Chơi Tập Thể tìm hiểu cả 2 cách chơi cho trò chơi này nhé.
Trò chơi cờ lúa ngô cho trẻ mầm non
Trò chơi cờ lúa ngô cho trẻ mầm non

Cách chơi thứ nhất cho trò chơi cờ lúa ngô:

- Dùng trò “oẳn tù tì” để chọn bạn “thắng” được đi quân trước.
- Mỗi bên được đi một quân của mình, đi lần lượt theo đường kẻ, mỗi góc và mỗi điểm cắt trên bàn cờ được tính là một bước đi. Mỗi bước đi phải đọc lần lượt các từ “lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ” và chỉ được đi vào chỗ không có quân. Đi cả năm bước mà bước cuối cùng nếu có quân của bạn thì được “ăn” và thế quân của mình vào chỗ của quân đó rồi đổi lượt đi cho bạn. Nếu đang đi mà gặp quân của bạn thì phải dừng lại và đổi lượt đi cho bạn. Nếu đi được cả năm bước mà bước cuối cùng vẫn không có quân của bạn thì vẫn phải đổi lượt cho bạn đi. Bạn kia lại nhấc một quân của mình đi theo hình vẽ… Mỗi bạn được đi một lần, luân phiên nhau, đến khi nào 1 trong 2 bạn bắt được hết quân của đối phương trước thì thắng cuộc. Sau đó, lại dàn quân chơi ván khác. Ai thắng ván trước thì được đi trước ở ván sau. Có thể quy định chơi 3 hoặc 5 ván, bạn nào thắng trước 2 hoặc 3 ván coi như thắng cả cuộc.

Cách chơi thứ hai cho trò chơi cờ lúa ngô:

Bàn cờ vạch trên đất, trên nền nhà hoặc trên giấy. “Oẳn tù tì” để xác định bên nào đi trước. Nếu người chấp thì cho đối phương đi trước. Đến lượt người nào, người ấy được đi một quân theo đường vạch trên bàn cờ. Tay đi quân cờ miệng nói “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, bao giờ điểm xuất phát cũng là kim, có thể chỉ đi một bước (kim, mộc) hoặc 2, 3, 4 bước tùy ý. Nếu đến thổ mà đúng bên quân kia thì được ăn quân ấy. Đến lượt mình đi, ngoài việc tính toán tìm cách ăn quân kia, còn phải tính trước xem dừng lại chỗ nào để tránh bị người ta ăn (đứng vào “tử địa”). Ván cờ sẽ kết thúc khi một bên ăn hết quân cờ của bên kia.

Lưu ý khi chơi trò chơi cờ lúa ngô:

- Là một trò chơi với luật chơi vô cùng đơn giản, tuy nhiên ở những cấp độ cao hơn, những người chơi muốn đấu trí với nhau nhiều hơn có thể giới hạn thời gian suy nghĩ từ 3 đến 5 giây phải thực hiện nước đi của mình. Thời gian càng ngắn càng thể hiện tư duy nhanh và nhạy bén của người chơi cờ lúa ngô xuất sắc.


Bài viết liên quan:

No comments:

Post a Comment

Chúc bạn luôn vui vẻ với những trò chơi tập thể vui nhộn mà chúng tôi cung cấp!

Trò chơi tập thể

Trò chơi tập thể
Trò chơi tập thể bao gồm trò chơi board game, trò chơi dân gian, trò chơi team building và các tin tức liên quan đến các trò chơi