Trò chơi dân gian nhảy cừu |
Mục đích trò chơi nhảy cừu:
Góp phần rèn luyện thân thể và kĩ năng chạy, nhảy… cho người chơi. Tạo không khí vui chơi sôi nổi, ý thức đoàn kết và tinh thần tập thể.Chuẩn bị: Chọn một nơi sạch sẽ, nền tương đối bằng phẳng không có vật gây nguy hiểm. Tùy theo địa điểm rộng hay hẹp, có thể tập hợp các em theo 2 hay nhiều hàng dọc theo cùng giới tính, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m. Mỗi hàng chọn một em đóng vai “cừu”, em này đứng cách các bạn 3m-4m.
Có hai cách đứng giả làm cừu:
Cách 1. Đứng mặt hướng theo hướng chạy đà của các bạn.Cách 2. Đứng quay ngang thân người, vai hướng về phía các bạn. Ở cả hai cách, người đóng vai “cừu” đứng hai chân giang rộng bằng vai, đầu và thân trên cúi về trước, hai tay chống hông.
Nhảy cừu đôi |
Cách chơi nhảy cừu:
- “Cừu” đứng quay ngang thân người với tư thế: Hai chân rộng bằng vai, cúi lưng, đầu và thân trên cúi về trước, hai tay chống hông, vai hướng về các bạn chơi.- Các người chơi còn lại xếp thành 1 hàng dọc, mỗi người cách nhau 3m
- Bắt đầu chơi: Các người chơi lần lượt chạy đến “cừu”, đặt hai tay lên lưng “cừu” rồi dạng hai chân nhảy qua người bạn, nhảy xong đi bộ về tập hợp ở cuối hàng chờ đến lượt mình nhảy tiếp.
Trò chơi nhảy ngựa ở thành phố |
Luật chơi của trò chơi dân gian nhảy cừu:
Trước khi chơi các người chơi phải quy định và thống nhất cách nhảy “cừu”, có thể quy định thêm các đội hình nhảy “cừu” khác hoặc kết hợp nhiều cách nhảy ngựa lại với nhau để trò chơi thêm sinh động, phù hợp với trình độ người chơi và thực tế cuộc chơi. Khi nhảy “cừu”, người chơi phải chống hai tay lên lưng “cừu”, dạng chân nhảy qua lưng mà không được chạm vào người “cừu”. Nếu chạm vào “ngựa” hoặc bị ngã, xô “cừu” ngã là bị loại phải ra làm “cừu”. “Cừu” phải đứng đúng tư thế để người nhảy “cừu” nhảy được thuận lợi, không được cố tình thay đổi tư thế đột ngột trong khi người chơi đang nhảy dễ gây mất đà, té ngã nguy hiểm
Bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment