Mỗi khi nhắc về một thời ấu thơi, người ta lại nghĩ
ngay đến những trò chơi dân gian đã cùng bạn bè đồng trang lứa vui
đùa thời xưa. Bằng sự hồn nhiên và tinh thần tập thể của tuổi trẻ, những trò
chơi dân gian ấy cứ tồn tại từ đời này sang đời khác, khắc vào sâu thẳm tâm trí
chúng ta những kỷ niệm khó quên về một tuổi thơi “chẳng bao giờ có lần thứ 2”. Hôm
nay, hãy cùng tro choi tap the nhớ về những trò chơi dân gian, nhớ lại một miền
ký ức mà như trong các bộ phim đã từng nói: “tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho
dù có bị ướt thế nào, ta vẫn ao ước có một lần được tắm lại cơn mưa đó” qua các hình ảnh trẻ chơi trò chơi dân gian nhé.
Trò chơi tập thể - Trò chơi dân gian |
1. Trò chơi dân gian – Trò chơi Nhảy dây:
Dù bạn là nam hay nữ thì chắc hẳn thuở ấu thơ cũng đều
thích chơi trò chơi dân gian nhảy dây. Trò chơi nhảy dây giúp rèn luyện khả
năng nhảy cao và sự linh hoạt của thân thể. Về luật chơi, hai bạn sẽ đứng căng
dây và những người còn lại thì lần lượt nhảy qua dây từ mức căng thấp đến
cao. Ai nhảy vướng dây thì sẽ vào thay cho một trong hai bạn đứng giữ dây. Trò
chơi tuy đơn giản nhưng thực sự đem lại niềm vui rất lớn!
Trò chơi dân gian nhảy dây |
2. Trò chơi dân gian – Trò chơi Trốn tìm:
Dù ở thành thị hay thôn quê, thì chắc chắn tuổi thơ
của ai cũng đều đã chơi qua trò chơi dân gian này. Về luật chơi, một người sẽ bịt
mắt, vừa đứng xoay mặt vào cột điện, gốc cây, tường rào, vừa đếm đến một con số
đã được thỏa thuận trước (thường là 5, 10, 15, 20… đến 100). Người trốn sẽ đi
tìm nơi nào kín đáo trốn vào. Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được
người trốn đồng thời giữ vị trí của mình đứng sao cho người trốn không chạy ra
vỗ tay vào vị trí ban đầu. Nếu không bắt được ai, người đếm phải đếm lại vòng chơi
khác. Đây là trò chơi tập thể có thể chơi được rất nhiều người, không hạn chế số
lượng và nên chơi từ 3 người trở lên để trò chơi được hấp dẫn nhất.
Trò chơi dân gian trốn tìm |
3. Trò chơi dân gian – Trò chơi Ném lon:
Cảm giác “ném” trúng chiếc lon đằng xa thật sự rất vui!
Một trẻ cầm một chiếc dép ném vào lon cho lon ngã xuống, sau đó chạy
nhanh lên nhặt dép rồi trở về điểm xuất phát. Trẻ đứng nhặt lon phải
chạy thật nhanh nhặt lon để vào vòng rồi chạy bắt các bạn khác. Nếu bắt được một
bạn thì đổi chỗ, bạn bị bắt phải ra nhặt lon. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
Trò chơi dân gian ném lon (lia lon) |
4. Trò chơi dân gian – Trò chơi Ô ăn quan:
Ở nhà hay ở trường các bạn đều có thể bày trò chơi ô
ăn quan. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật
đó thành mười ô vuông và mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai đầu hình chữ nhật
kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô vuông gọi
là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. Từng người
chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân làm sao để có thể ăn được
càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Hiện nay trò chơi Ô Ăn Quan còn
được xuất hiện trên Phố đi bộ Hồ Gươm và rất thu hút các bạn trẻ Hà Nội mỗi dịp
cuối tuần.
Trò chơi dân gian Ô Ăn Quan |
5. Trò chơi dân gian – Trò chơi Trồng nụ trồng hoa:
Luật chơi là 2 người chơi ngồi đối diện nhau, 2
chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của người này chồng lên
bàn chân người kia (bàn chân dựng đứng). 2 người khác nhảy qua rồi
lại nhảy về. Sau đó một người lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân của
người kia làm nụ. 2 người lúc nãy lại nhảy qua, nhảy về. Rồi bạn đối
diện bạn làm nụ sẽ dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. 2
người lại nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay
cho một trong 2 người ngồi.
Trò chơi dân gian Trồng Nụ Trồng Hoa |
6. Trò chơi dân gian – Trò chơi Kéo mo cau:
Vào mùa mo cau rụng, trẻ con vùng quê tha hồ lấy những
chiếc mo cau làm xe kéo. Trò này cũng gây hứng thú với các bạn ở thành thị. Các
bé chỉ cần tước bỏ các lá cau khô quanh sống cau và lấy sống đó làm tay nắm.
Chiếc mo sẽ là ghế ngồi cho một hay nhiều người ngồi lên. Bạn kéo sẽ là
người dùng sức kéo chiếc mo cau về phía trước theo hướng đi mình muốn.
Trò chơi dân gian kéo mo cau |
Còn rất nhiều những trò chơi dân gian khác nữa, hãy cùng chúng tôi theo dõi ở những bài viết tiếp theo nhé!
Bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment