Học sinh múa sạp tại các hội trại của trường |
Tìm hiểu về Múa sạp:
Múa sạp chia ra làm 2 tốp, một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều đội hình càng phong phú, sinh động. Tốp đập sạp: mỗi đôi trai gái ngồi hai đầu một cặp sạp con và gõ theo nhịp 4/4, cứ ba lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu cho múa, vừa gõ vừa hát. Tốp múa: lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người.Thầy và trò đại học FPT múa sạp |
Đạo cụ chơi múa sạp:
Trò chơi cần chuẩn bị Những thanh tre dài 2m, nhẵn.Địa điểm chơi múa sạp:
Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi. Có thể là bãi cỏ, sân làng, khu vui chơi, bãi biển…Hướng dẫn múa sạp cho thiếu niên, thiếu nhi:
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 6 – 8 trẻ).- Cho 2 trẻ ngồi cầm 2 đầu của thanh tre dài (tùy theo số trẻ chơi mà cô có thể bố trí số cặp thanh tre cho phù hợp).
- Các trẻ còn lại đứng bên ngoài thanh tre theo hàng dọc. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ cầm thanh tre điều khiển 2 thanh tre theo chiều lên, xuống, qua phải, qua trái đồng thời hát một bài hát.
- Trẻ nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, cố gắng nhảy sao cho không đụng vào các thanh tre và hát theo các bạn. Trẻ nhảy lần lượt qua các cặp thanh tre và nhảy được ra ngoài, sau đó quay trở lại điểm xuất phát đợi chơi tiếp lượt sau.
Múa sạp của dân tộc Mường |
* Yêu cầu của trò chơi nhảy sạp:
Múa sạp trong các buổi team building |
- Trẻ nhảy qua được 2 thanh tre thì trẻ sau xuất phát, không cần chờ hiệu lệnh của cô. Mỗi cặp thanh tre có thể cho 2 trẻ cùng nhảy.
-Trẻ tiếp tục hơi 3 – 4 lượt, cô cho trẻ đổi vị trí cho nhau, rồi chơi tiếp tục.
- Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment