Một
đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi tham gia trò chơi, trẻ không
bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà thường vừa chơi vừa hát
hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao khiến cho không khí chơi vui vẻ,
nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào
cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Và một trong số những trò chơi dân gian có lời bài đồng dao dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi vẫn được các trường mầm non
sử dụng để trẻ em phát triển tư duy và tinh thần tập thể đoàn kết chính là trò
chơi tập tầm vông.
Trò chơi tập tầm vông |
Số lượng người tham gia trò chơi tập tầm vông:
Trò
chơi tập tầm vông không giới hạn số lượng người chơi, càng đông trẻ tham gia,
trò chơi càng vui và thể hiện tinh thần đoàn kết với nhau khi cùng cất vang bài
đồng dao.
Cách chơi trò chơi tập tầm vông:
Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay (trái hoặc
phải), và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao:
TẬP TẦM VÔNG
TAY KHÔNG TAY CÓ
TẬP TẦM VÓ
TAY CÓ TAY KHÔNG
TAY NÀO KHÔNG, TAY NÀO CÓ
TAY NÀO CÓ, TAY NÀO KHÔNG?
TẬP TẦM VÔNG
TAY KHÔNG TAY CÓ
TẬP TẦM VÓ
TAY CÓ TAY KHÔNG
TAY NÀO KHÔNG, TAY NÀO CÓ
TAY NÀO CÓ, TAY NÀO KHÔNG?
Trò chơi tập tầm vông tại các trường mầm non |
Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra.
Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.
Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào nắm viên sỏi thì tùy vào quy định của cuộc chơi có thể bị phạt khác nhau. Có thể là uống nước, chui háng hay búng tai… tùy thuộc luật chơi ở mỗi nơi.
Bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment